Rượu vang ngọt và vang chát giống nhau ở điểm đều là đồ uống có cồn được lên men từ nho. Vậy chúng khác nhau ở điểm nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây.
>>> Nghệ thuật uống rượu vang đúng điệu không phải ai cũng biết
>>> Cho đá vào rượu vang có làm mất đi vị ngon?
Phân biệt rượu vang ngọt và rượu vang chát
Trước tiên chúng ta cần phải hiểu rằng rượu vang ngọt là loại vang có hàm lượng đường cao. Khi uống bạn sẽ cảm nhận được dư vị ngọt ngào dài lâu trên vòm họng của mình. Ngược lại vang chát có hàm lượng đường thấp hơn, và nồng độ cồn cao hơn. Vì vậy khi uống sẽ không cảm nhận rõ vị ngọt mà thay vào đó là các vị đặc trưng khác của vang.
Rượu vang chát có hàm lượng đường thấp và nồng độ cồn cao hơn so với rượu vang ngọt
Các loại rượu vang ngọt thường được làm từ nho thu hoạch muộn. Tức là những chùm nho nằm trên giàn đến sau thu hoạch. Những chùm nho này thường chín quá mức nên lượng đường sẽ cao hơn rất nhiều. Hoặc trong trường hợp làm từ nho thông thường thì các loại rượu vang ngọt sẽ được bổ sung thêm đường. Trong khi đó rượu vang chát thì thường chỉ được sản xuất từ những loại nho thông thường. Và trong quá trình chế biến lượng đường trong nho sẽ được lên men và chuyển hóa hết thành rượu. Người ta sẽ không thêm đường hay bất kỳ một chất tạo ngọt nào khác vào loại rượu vang này.
Rượu vang ngọt thường được làm từ nho thu hoạch muộn
Các thành phần chính của rượu vang
Khi nồng độ rượu vang đạt đến 14 độ thì nấm men sẽ ngừng phát triển. Chính vì vậy những chai rượu vang có nồng độ 15 – 16 độ hầu hết được pha cồn. Trong rượu vang có 4 thành phần chính là: tanin, cồn, axit và chất tạo mùi.
- Cồn: Là sẩn phẩm của quá trình sinh ra tự nhiên khi lên mem nho, đây là kết quả của sự chuyển hóa từ đường có trong nho. Nho càng có nhiều đường thì lượng cồn sinh ra sẽ càng nhiều.
- Tannin: Là chất có được từ vỏ hạt và cuống nho. Tannin là chất bảo quản tự nhiên có trong nho. Hương vị của tannin chủ yếu là vị chát giống như vị của chè đặc. Khi bạn ủ rượu đến một thời điểm lượng tannin sẽ cân bằng và không lấn át các vị khác. Khi đó rượu vang sẽ đạt được vị ngon tốt nhất.
- Axit: Axit có vị chua, và là một chất quan trọng để bảo vệ hoa quả. Khi lượng axit trong rượu quá nhiều làm cho rượu có vị chua. Nhưng ngược lại nếu không có axit rượu sẽ trở nên không hề tự nhiên và khó uống.
- Mùi vị: các mùi vị như mùi gỗ sồi, mùi nấm botrytis, mùi men,..
Rượu vang - Thức uống không thể thiếu trong những bữa tiệc sang trọng
Với những thông tin trên chắc có lẽ các bạn đã có thể biết được thành phần cấu tạo của rượu vang. Rượu vang cao cấp phải tổng hợp hài hòa nhiều vị khác nhau, trong đó chủ yếu là 3 vị: ngọt, chát và chua. Ngoài ra còn phải để ý đến màu sắc, mùi hương, độ lan tỏa, độ sánh, độ cồn... của rượu.
Nguồn: Sưu tầm